Site stats Chú bướm lạ có 3 đầu rắn xuất hiện khiến thanh niên hoảng sợ và sự thật không ngờ đằng sau! – Brain Berries

Chú bướm lạ có 3 đầu rắn xuất hiện khiến thanh niên hoảng sợ và sự thật không ngờ đằng sau!

Advertisements

Một thanh niên đã chụp được một bức ảnh về loài bướm lạ có ba đầu như đầu rắn hổ mang, khiến cư dân mạng rất ngạc nhiên và tò mò. Vậy liệu có loài bướm này thật hay đó chỉ là một bức ảnh photoshop? 

Bức ảnh này được đăng tải bởi một thanh nhiên trên Facebook. Nhìn thấy một loài bướm lạ đậu trong vườn nhà, anh đã tiến gần để chụp hình. Tuy nhiên, khi đến gần, anh chàng mới chợt nhận ra loài bướm này không bình thường. Nó có hình dạng giống như 3 cái đầu rắn được ghép lại trông rất đáng sợ, khiến anh được một phen “hú vía”. 

Trong bức hình, có thể thấy con bướm có một kích thước khổng lồ, phần đầu và hai cánh xòe ra giống với hình dạng những con rắn rất hung dữ đang chuẩn bị vồ con mồi. Điều đặc biệt là có đến 3 cái đầu rắn. Vì thế, nhiều người nghi ngờ không biết đây có phải là loài bướm hay không và liệu bức ảnh là thật hay chỉ là sản phẩm photoshop. 

Câu trả lời chắn hẳn sẽ khiến bạn ngạc nhiên! Đây đích thị là một loài bướm, có tên khoa học là Attacus Atlas. Loài bướm này có thói quen đẻ trứng và phát triển trên cây khế, nên chúng còn được gọi với tên khác là bướm khế.

Bên cạnh đó, loài này còn được biết đến như những con ngài (hay bướm đêm) thuộc họ hoàng đế thường xuất hiện phổ biến ở khu vực rừng cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Loài bướm này được gặp nhiều nhất ở Malaysia và được đánh giá là một trong số những loài bướm lớn nhất trên thế giới với sải cánh từ 25-30cm và độ bao phủ của cánh là 400cm2.

Bướm khế cũng là một trong những loài có bộ cánh rực rỡ với đủ màu sắc: nâu, đen, trắng, hồng, xen lẫn tím và một số họa tiết. Điểm đặc biệt nhất của loài bướm này là ở phần đầu cánh hai bên có hình dạng rất giống đầu rắn hổ mang. Theo các nhà khoa học, đây là đặc điểm tiến hóa giúp bướm khế có thể dọa nạt kẻ thù của mình. Hiện nay, loài bướm này cùng với bướm phượng và bướm đuôi dài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và được xếp vào cấp độ hiếm, có khả năng tuyệt chủng (rare) do môi trường sống của chúng bị thu hẹp bởi tác động của nhiều yếu tố, trong đó có các loại thuốc hóa học dùng trên cây trồng. 

Trong bức ảnh mà anh thanh niên chụp, có đến hai con bướm Attacus Atlas đang đậu kề vào nhau, tạo nên hình ảnh rắn ba đầu. 

Trong trạng thái bình thường, bướm khế chỉ có thể “giả dạng” 2 cái đầu rắn mà thôi bởi hai cánh bướm xòe ra với hình đầu rắn hổ mang.