Site stats Liệu bạn có biết tác dụng của những giấc mơ? – Brain Berries

Liệu bạn có biết tác dụng của những giấc mơ?

Advertisements

Con người đã quan tâm tới những giấc mơ từ khi biết đặt câu hỏi: “Này, đêm qua cậu mơ thấy gì?”. Những giấc mơ có thể rất thực tế hoặc hoàn toàn vô lý, liên quan tới cuộc sống hàng ngày hoặc không hề liên quan. Một số người sẽ phân tích để tìm hiểu ý nghĩa ẩn dấu đằng sau những giấc mơ, nhưng đó không phải nội dung chính của bài viết này.

Dù bài viết không đặc biệt quan tâm đến nội dung giấc mơ hay cách con người có những giấc mơ, nhưng hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một chút về tác dụng của những giấc mơ.

Sức khỏe tinh thần

Trừ khi bạn gặp ác mộng nghiêm trọng hay bị chứng tê liệt khi ngủ, những giấc mơ có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Giấc mơ có thể giảm lo âu và trầm cảm, điều này nghe có vẻ khá tốt cho sức khỏe. Cần lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bạn sẽ miễn nhiễm với các triệu chứng trên, nhưng ít nhất là về mặt tổng thể, bạn sẽ hạnh phúc hơn và giải tỏa được căng thẳng.

Sự tập trung

Giấc mơ giúp chúng ta khởi động lại não bộ, điều này có tác động tích cực tới khả năng tập trung và phối hợp của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta còn có thể làm việc hiệu quả và tập trung hơn vào ban ngày, sếp của bạn chắc hẳn sẽ rất vui vì điều này.

Cân nặng

Nghe có vẻ khá kỳ cục, nhưng nghiên cứu đã cho thấy người không nằm mơ thực sự tăng nhiều cân hơn người nằm mơ khi ngủ. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng việc ngủ là cách giảm cân khả thi, mà việc nằm mơ khi ngủ có tác động tích cực lên quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Sự tỉnh táo

Không nằm mơ hay không thể mơ khi ngủ thực sự có thể gia tăng khuynh hướng bị ảo giác. Vì quá trình hình thành giấc mơ trong não bộ khá giống với ảo giác thực tế, nên điều này hoàn toàn dễ hiểu.

Xử lý cảm xúc

Tác dụng quan trọng nhất của giấc mơ có lẽ là giúp chúng ta giải quyết những cảm xúc gặp phải vào ban ngày. Để giúp chúng ta vượt qua tình thế khó khăn, không gì tốt hơn là một giấc ngủ ngon cùng với một giấc mơ sống động, hoặc một chút rượu bia. Còn tùy xem bạn thích cách nào hơn.

Lưu lại những ký ức

Ngủ, đặc biệt là nằm mơ khi ngủ, chính là thời điểm diễn ra quá trình tổng hợp trong cơ thể. Có thể nói rằng hoạt động này giúp chúng ta lưu mọi thứ vào “ổ cứng” của cơ thể. Vì vậy, hãy nhớ: một đêm đi chơi không tạo ra ký ức – mà giấc mơ sau đó mới là nơi ký ức được hình thành. Về mặt nghĩa đen chính là như vậy.

Học hỏi

Não bộ, và cả những giấc mơ, là nơi chúng ta có thể chuẩn bị một cách an toàn cho những tình huống chưa biết. Theo một số lý thuyết, giấc mơ giúp chúng ta chuẩn bị cho những tình huống này bằng cách tái hiện chúng trong giấc mơ và chúng ta học cách xử lý chúng trước khi điều đó thực sự xảy ra. Mặc dù việc này nghe có vẻ xa vời, nhưng hãy thử tưởng tượng sẽ tuyệt như thế nào nếu chúng ta có thể điều khiển quá trình này trong não bộ. Chúng ta sẽ có thể học bất cứ thứ gì!