Site stats 19 sự thật không tưởng về Dải Ngân Hà – Brain Berries

19 sự thật không tưởng về Dải Ngân Hà

Advertisements

Dù tất cả chúng ta đều đang sống trong một thiên hà có tên gọi là Dải Ngân Hà (Milky Way) nhưng việc tận mắt chiêm ngưỡng thiên hà này lại chẳng hề dễ dàng tí nào. Để có thể nhìn được toàn cảnh Dải Ngân Hà, người ta cần phải thu thập và tổng hợp hình chụp từ rất nhiều góc chụp khác nhau. Vì vậy nên mãi đến tận bây giờ, loài người chỉ mới chiêm ngưỡng được một phần nhỏ của dải thiên hà bất tận này mà thôi. Tuy vậy, lượng thông tin ít ỏi này vẫn rất quý giá và đáng kinh ngạc vô cùng.

Bài viết này sẽ nêu lên 19 sự thật bạn sẽ không ngờ về Dải Ngân Hà.

1. Dải Ngân Hà có đường kính lên đến 120.000 năm ánh sáng với phần lõi dày hơn. Vậy nên bề mặt tổng thể của Dải Ngân Hà không hề phẳng hoàn toàn mà có phần bị “méo mó” là đằng khác.

2. Theo các nhà khoa học, Dải Ngân Hà có chứa đến khoảng 200 tỉ ngôi sao. Cho đến thời điểm hiện tại thì IC 1101 – thiên hà lớn nhất trong vũ trụ mà con người phát hiện được – có chứa đến 100 nghìn tỉ ngôi sao, nhiều hơn số sao trong Dải Ngân Hà gấp 500 lần.

3. Trong thần thoại Hy Lạp, Dải Ngân Hà chính là dòng sữa của nữ thần Hera tuôn chảy trên bầu trời khi bà đang cho Hercules bú.

4. Dải Ngân Hà bao gồm bốn nhánh xoắn ốc chứa vô số các ngôi sao. Hầu hết các sinh vật (mà con người biết đến) đều sinh sống gần trung tâm của nhánh Perseus.

5. Ngay tại vị trí của trung tâm thiên hà là một hố đen vũ trụ khổng lồ có kích thước lớn hơn Mặt Trời gấp hàng triệu lần. Thật may là Trái Đất của chúng ta cách xa hố đen này đến 27.000 năm ánh sáng.

6. Tuy hệ Mặt Trời có vận tốc quỹ đạo trung bình lên đến 828.812 km/h nhưng nó vẫn phải mất tận 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quỹ đạo xung quanh Dải Ngân Hà.

7. Các phi hành gia tin rằng tất cả những vì sao, hành tinh, tiểu hành tinh và lượng tinh vân mà chúng ta quan sát được trong vũ trụ chỉ mới chiếm khoảng 1/10 toàn bộ lượng thiên thể trong thiên hà mà thôi. Và 90% còn lại chính là những thứ được gắn mác “vật chất tối”.

8. Các nhà khoa học ước tính rằng hằng năm sẽ có bảy ngôi sao được hình thành trong Dải Ngân Hà. Những ngôi sao này được tạo nên từ sự kết hợp giữa tinh vân và khí gas, cả hai đều là những thành phần còn sót lại của những vì sao đã bị nổ tung trước đó.

9. Sự thật là cuộc va chạm giữa Dải Ngân Hà và thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng tin tốt là sự kiện này phải mất đến 4,5 tỉ năm nữa mới bắt đầu. Và hơn nữa, vì mật độ sao trong các thiên hà này cũng không quá dày đặc nên khả năng cao là các ngôi sao sẽ không va chạm nhiều mà chỉ lướt qua nhau mà thôi.

10. Hai dải thiên hà trên là một phần của nhóm 54 thiên hà mang tên Nhóm Địa Phương. Hiện tại, thiên hà lớn nhất trong nhóm này chính là thiên hà Tiên Nữ, tiếp theo đó là Dải Ngân Hà ở vị trí thứ hai và thiên hà Tam Giác (Triangulum) ở vị trí thứ ba.

11. Các vì sao trong thiên hà của chúng ta chỉ chiếm 3% khối lượng toàn bộ các vì sao mà thôi.

12. Tuy vũ trụ có đến hàng tỉ các ngôi sao, bạn chỉ có thể quan sát được tối đa 2.500 ngôi sao qua kính thiên văn mà thôi.

13. Trái Đất của chúng ta chính là hành tinh nằm ở vị trí trung tâm của vùng sinh sống được trong thiên hà. Hành tinh nào càng gần trung tâm thiên hà thì càng bị ảnh hưởng bởi bức xạ vũ trụ nhiều hơn.

14. Vì có khối lượng khổng lồ nên thiên hà của chúng ta thường hút các thiên thể từ các quần tụ thiên hà nhỏ hơn lại gần nhờ lực hấp dẫn.

15. Các nhà khoa học ước tính rằng vũ trụ của chúng ta đã tồn tại được gần 14 tỉ năm. Trong khi đó, Dải Ngân Hà lại có độ tuổi xấp xỉ 13,5 – 13,6 tỉ năm, điều này có nghĩa là Dải Ngân Hà có độ tuổi gần bằng độ tuổi của vũ trụ luôn đấy.

16. Dải Ngân Hà vốn không mang hình dạng xoắn ốc cong đều như vậy đâu. Dải Ngân Hà đã phải trải qua một quá trình sáp nhập với vô số những thiên hà khác để có được hình dạng như ngày nay đấy.

17. Giống như các hành tinh khác, Dải Ngân Hà cũng có các vệ tinh xoay quanh mình. Những vệ tinh này bao gồm các quần tinh có kích thước khá nhỏ (so với hệ quy chiếu trong vũ trụ).

18. Dải Ngân Hà và Thiên hà Tiên Nữ đang tiến về nhau với vận tốc lên đến 140km/s.

19. Cụm sao cầu Omega Centauri từng là một thiên hà lùn, nhưng phần lớn các ngôi sao trong cụm này đều đã sáp nhập và trở thành một phần của Dải Ngân Hà.