Site stats Thiệt hại kinh tế Việt Nam do bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona chủng mới (Covid-19) – Brain Berries

Thiệt hại kinh tế Việt Nam do bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona chủng mới (Covid-19)

Advertisements

Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn đối với Trung Quốc và toàn cầu. Đối với Việt Nam, mức độ thiệt hại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Dịch Covid-19 khởi phát từ tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán Trung Quốc. Sau đó, dịch diễn biến phức tạp với số người nhiễm lên đến 79,561 người vào ngày 24/2/2019. Số người chết vượt xa số người chết vì dịch Sars với 2,619 người. Dịch diễn biến càng phức tạp hơn khi có 33 quốc gia đã phát hiện người nhiễm bệnh trong khi thuốc điều trị vẫn chưa được tìm ra.  Trong bối cảnh chưa có dự đoán chính thức về thời điểm có thể khống chế dịch, bệnh dịch này được đánh giá là đã tác động sâu rộng đến kinh tế toàn cầu với hậu quả nặng nề. Theo ước tính hiện tại, thiệt hại do Covid-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu sẽ gấp 3 – 4 lần thiệt hại do SARS. Ở khu vực Châu Á, nơi Trung Quốc là tâm dịch, tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ giảm xuống, còn khoảng 4% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 là 4.3%. Ở khu vực ASIAN, hai quốc gia có thể chịu thiệt hại nặng nề nhất từ Covid-19 là Singapore và Thái Lan trong khi Việt Nam đứng ở vị trí số 3. Hiện tại Singapore có 89 người nhiễm Covid-19 trong khi số người nhiễm virus này ở Thái Lan là 35 người. Số người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam là 16 người. 

Đối với Việt Nam, một số thiệt hại kinh tế chính do Covid-19 được ước tính như sau. 

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 

Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam ước tính sẽ tăng 3.96% so với 2019 trong bối cảnh lạc quan nếu dịch được khống chế trong quý 1 năm 2020. Nếu dịch tiếp tục kéo dài đến quý 2 năm 2020, chỉ số này sẽ tăng 4.86% so với 2019. Chỉ số giá tiêu dùng tăng đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, ảnh hưởng nặng nề đến người dân do khả năng chi tiêu của ngân sách cá nhân giảm. 

Ngành hàng không thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng  

Theo ước tính, ngành hàng không có thể thiệt hại tới hơn 10.000 tỷ đồng do tạm dừng các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khi các chuyến bay này chiếm 18.1% thị trường quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam và chiếm tới 26.1% sản lượng vận chuyển quốc tế. Không những vậy, các hãng hàng không cũng phải gánh các chi phí do hủy chuyến, phòng chống dịch, khử khuẩn máy bay. Bên cạnh đó, các chuyến bay quốc tế và nội địa cũng giảm do nhu cầu hạn chế đi lại của hành khách. 

Du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 7 tỷ USD

Theo ước tính, du lịch Việt Nam sẽ thiệt hại tới 7 tỷ USD nếu dịch Covid-2019 tiếp tục kéo dài đến Quý 2 năm 2020. Mức thiệt hại này được tính toán dựa trên sự sụt giảm tới 90%-100% lượng khách Trung Quốc, tương đương 1,7-1,9 triệu lượt khách. Với chi tiêu bình quân khoảng  1,021 USD mỗi khách, thiệt hại về doanh thu từ khách Trung Quốc lên tới 1,8 – 2 tỷ USD. Do dịch Covid-19, lượng khách quốc tế cũng giảm với mức giảm khoảng từ 50% – 70%, dẫn đến mức thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD. Tương tự, khách nội địa cũng hạn chế đi lại, dẫn đến sự sut giảm khoảng 2,7 tỷ USD về doanh thu của ngành. 

Nông nghiệp Việt Nam thiệt hại lớn do dịch Covid-19 

Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 41,41 tỷ USD. Tuy nhiên do dịch Covid-19, nhu cầu về nông sản, thủy sản từ Trung Quốc giảm mạnh do Trung Quốc đang tập trung đối phó với dịch và hạn chế các hoạt động giao dịch nhằm kiểm soát dịch. Nhiều đơn hàng do các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cho thành phố Vũ Hán đã bị hủy. Nhiều đơn hàng đang ùn tắc tại biên giới do chính sách kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hư hỏng. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam  cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tổn thất lớn từ dịch bệnh này. 

Các ngành sản xuất Việt Nam đối mặt với sự gián đoán về cung ứng và thị trường tiêu thụ

Các ngành sản xuất ở Việt Nam phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc như da giày, may mặc, công nghiệp điện-điện tử bị gián đoạn về sản xuất do không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Các ngành sản xuất có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc như công nghiệp điện-điện tử chịu tổn thất lớn về doanh thu do Trung Quốc đang tập trung chống dịch và không có nhu cầu nhập các sản phẩm này. Ước tính thiệt hại của các ngành công nghiệp điện-điện tử có thể lên tới hàng tỷ USD do năm 2019, các ngành này xuất sang Trung Quốc 17,8 tỷ USD trong khi dịch chưa có dấu hiệu kết thúc.