Site stats Biến đổi khí hậu khiến dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, biến chủng mới xuất hiện? – Brain Berries

Biến đổi khí hậu khiến dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, biến chủng mới xuất hiện?

Advertisements

Diễn biến dịch sốt xuất huyết trên cả nước đang ngày càng phức tạp. Theo các chuyên gia y tế, biến đổi khí hậu đã khiến tình hình dịch sốt xuất huyết ngày càng trầm trọng. Nhiều người dân hoài nghi không biết virus sốt xuất huyết có đang biến đổi hay không khi càng ngày, càng có nhiều trường hợp tử xong được ghi nhận.  

Sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát chu kỳ mới, 2024-2025 dự báo là đỉnh dịch

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus lây lan từ muỗi sang người, thường phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những người mắc sốt xuất huyết thường không có triệu chứng, hoặc sẽ có các triệu chứng phổ biến như sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban. Những ca bệnh nặng còn có thể bị rò rỉ huyết tương, suy nội tạng, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Trong 5 thập kỷ qua, số ca sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia ghi nhận dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến nay, dịch bệnh này đã xuất hiện ở 129 quốc gia. Trong đó, Châu Mỹ, Đông Nam Á và các quốc gia thuộc Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt, khu vực châu Á chiếm khoảng 70% số ca bệnh trên toàn thế giới. 

Thống kê gần nhất cho thấy, năm 2000, số ca mắc sốt xuất huyết ở mức 505.430 ca nhưng đến năm 2019, đã có 5,2 triệu ca ghi nhận trên toàn cầu. Việt Nam cũng thuộc top các quốc gia có số ca bệnh lớn nhất, với khoảng 320.000 ca trong năm 2019.

Theo các chuyên gia y tế, các đợt bùng phát sốt xuất huyết nghiêm trọng thường xảy ra theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Thực tế, sau đỉnh dịch hồi năm 2019, từ năm 2022, dịch sốt xuất huyết đã bắt đầu tấn công nhiều quốc gia và số ca dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2024 và 2025. 

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến ngày 25/8, cả nước ghi nhận 66.386 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 14 ca tử vong. Theo Cục Y tế dự phòng, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á – nơi có nhiều quốc gia ghi nhận ca bệnh và ca tử vong tăng cao trong năm 2023. Dịch bệnh tại Việt Nam bắt đầu gia tăng từ tháng 6 đến nay. 

Asian Tiger Mosquito biting on finger Spain ; Invasive, potentially disease-carrying species around the world, photographed in Catalonia, Spain, where it is present since 2004.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng do biến thể virus mới?

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng theo cấp số nhân, nhiều người băn khoăn liệu nguyên nhân có phải đến từ việc xuất hiện biến chủng virus sốt xuất huyết mới hay do virus đã biết đổi hay không. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã phủ nhận nghi vấn này. 

Nhà dịch tễ học và chuyên gia thông tin y tế, Giáo sư sĩ Awang Bulgiba đến từ Đại học Malaya (Malaysia) chia sẻ, khi các khu vực trở nên ấm hơn do biến đổi khí hậu, muỗi sẽ được tạo điều kiện sinh sôi dễ dàng hơn, đồng thời, virus trong cơ thể chúng phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, khả năng chịu đựng của muỗi với điều kiện và môi trường sống lạnh hơn cũng được ghi nhận. 

Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà khoa học sức khỏe môi trường Jamal Hisham Hashim nhận định, trước đây, vành đai sốt xuất huyết toàn cầu nằm giới hạn trong các đường đẳng nhiệt 10°C. Tuy nhiên, hiện nay, do biến đổi khí hậu, khu vực này đã mở rộng sang các vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và Nam, khiến 40% dân số thế giới có nguy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là lý do khiến bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện ở các nước ôn đới như Nhật Bản và Địa Trung Hải. 

“Đây là lý do khiến sốt xuất huyết trở thành virus phát triển nhanh nhất trên toàn cầu do muỗi lan truyền. Ước tính, hàng năm có đến 50 triệu ca mắc và 20.000 trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong”, Giáo sư Jamal Hisham Hashim chia sẻ thêm. 

Theo dự báo từ một nghiên cứu trên tạp chí Nature Microbiology năm 2019, đến năm 2080, phạm vi địa lý của bệnh sốt xuất huyết sẽ mở rộng khiến hơn 6 tỷ người, tương đương 60% dân số thế giới có nguy cơ bị nhiễm bệnh. 

Ngoài ra, điều bất ngờ là virus sốt xuất huyết có thể lây lan rộng bất kể thời tiết mưa hay nắng. Một chuyên gia của WHO cho biết, muỗi có thể tồn tại ngay cả khi khan hiếm nước. Vì vậy, dù là lũ lụt hay hạn hán, bệnh sốt xuất huyết đều có thể gia tăng. 

Người dân cần làm gì?

Theo Tiến sĩ Raman Velayudhan, Giám đốc Chương trình Toàn cầu của WHO, hiện không có phương pháp điều trị cụ thể và không có thuốc can thiệp trực tiếp với bệnh nhân sốt xuất huyết. Thông thường, bệnh được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt. 

Chuyên gia WHO tiết lộ, một số loại thuốc chống virus sốt xuất huyết đang được thử nghiệm lâm sàng. Hiện tại, đã có một loại vắc xin sốt xuất huyết xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định. Ngoài ra, các nhà phát triển đã bắt tay vào thử nghiệm và nghiên cứu hai loại vắc xin khác. 

Tuy nhiên, trước diễn tiến tăng nhanh dịch bệnh, Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng tích cực phòng ngừa là chìa khóa hữu hiệu để phòng bệnh. Phun thuốc đuổi muỗi xung quanh các tòa nhà văn phòng, nhà ở cũng như sử dụng nhang muỗi và mắc màn khi ngủ là các giải pháp thiết thực nhất.