Site stats Quái chiêu của viên cảnh sát Ấn Độ dùng để hù người dân để họ ở yên trong nhà – Brain Berries

Quái chiêu của viên cảnh sát Ấn Độ dùng để hù người dân để họ ở yên trong nhà

Advertisements

Với tốc độ lây lan chóng mặt của virus Covid-19 trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các phương pháp cách ly và phong tỏa trên nhiều mặt trận để hạn chế sự lan truyền dịch. Các biện pháp cách ly cũng có nhiều mức độ, từ việc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà, thiết lập giờ giới nghiêm khi người dân ra ngoài cho đến phong tỏa hoàn toàn và chỉ cho phép người dân ra đường khi có giấy tờ hợp phép. Và hơn hết, chính phủ các quốc gia đã nỗ lực rất nhiều trong việc hướng dẫn người dân cách thay đổi sinh hoạt để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn đại dịch này chính là Ấn Độ. Theo thống kê, hiện tại đất nước này đã có khoảng 1,600 ca nhiễm với số lượng tử vong là 45 người. Đây là quốc gia bị nhiễm virus trễ hơn các nước khác nên chính phủ nơi đây đã ngay lập tức hành động để ngăn chặn sự lây lan càng nhiều càng tốt. Hiện tại, chính phủ Ấn Độ đang yêu cầu 1,3 tỷ dân của mình phải tự cách ly tại gia trong vòng ba tuần. Tôi nghĩ đây là một quyết định đúng đắn, bởi trong thời điểm này thì chẳng có ai muốn đất nước của mình giẫm vào vết xe đỗ của hai nước Ý và Tây Ban Nha cả.

Nhưng vì tất cả mọi người đều bị buộc phải ở nhà, cũng chẳng ngạc nhiên mấy khi vẫn có vài thành phần không chịu hợp tác với hướng dẫn của chính phủ. Đáng buồn là nhiều người vẫn dửng dưng không nhận ra mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và từ chối tiếp thu khái niệm của hai từ “cách ly”. May mắn là một viên cảnh sát quái chiêu đã tìm ra cách hù những người dân sợ khiếp vía để họ ngoan ngoãn ở yên trong nhà. Ông đã tự chế ra một chiếc mặt nạ phỏng theo tế bào virus corona và rảo bước đi tuần tra khắp nơi để ngăn mọi người ra khỏi nhà nếu không có lý do chính đáng. Nhờ chiếc mặt nạ này mà ngài thanh tra đã giúp người dân nhận ra mức độ đáng sợ của bệnh dịch và hợp tác đẩy lùi dịch bệnh bằng cách ở nhà.

Chính phủ Ấn Độ đã tung ra hàng tá những cảnh cáo về sự nguy hiểm của dịch bệnh, thậm chí còn phát trực tiếp những thông báo của dịch vụ công cộng và liên hệ đến từng nhà để giải thích. Vì Ấn Độ vốn là một nước nghèo với hệ thống y tế chưa được phát triển cho lắm, nên việc phòng dịch càng phải được thực hiện vô cùng cứng rắn thì mới có hy vọng ngăn chặn virus được. Tất cả người dân đều được yêu cầu phải ở yên trong nhà, ít nhất là trong vài tuần tới, và những ai nhập cảnh qua đường hàng không đều phải điền vào một mẫu đơn để tự khai những triệu chứng mắc virus corona nếu có.

Nếu quốc gia nào cũng hành động nhanh chóng và cứng rắn như Ấn Độ thì có lẽ chúng ta đã đẩy lùi được virus corona từ lâu rồi. Và nếu vậy thì Ý, Tây Ban Nha, Vũ Hán hay New York sẽ không phải hứng chịu những thảm cảnh như hiện tại. Dù vẫn còn nhiều người không chịu hợp tác với các điều lệ – do bản năng chống đối tự nhiên của con người mà – thì họ cũng phải học cách tiếp thu để nhận ra rằng những biện pháp hà khắc này sẽ giúp đẩy lùi đại dịch rất nhiều. Nếu tất cả chúng ta đều cố gắng tuân theo các hướng dẫn mà chính phủ đang nỗ lực tuyên truyền, thì tin tôi đi, cơn ác mộng này sẽ chấm dứt sớm thôi.

Hãy nhớ rằng, việc chung tay đẩy lùi dịch này không chỉ có lợi cho mỗi sức khỏe của bạn thôi đâu. Có thể ngay lúc này, bạn không phải là đối tượng đang bị virus dày vò, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những người khác. Nếu chẳng may mắc bệnh thì bạn sẽ có thể vô tình lây lan cho những người kém may mắn, tệ hơn nữa là bạn sẽ nhận ra hệ miễn dịch của mình không khỏe mạnh như bạn tưởng. Đây rõ ràng là một canh bạc may rủi, và chỉ có một kẻ khờ mới dấn thân vào một trò chơi số phận như thế. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tuân thủ theo luật lệ trong những tuần dài dăng dẳng tiếp theo, để sau này con cháu chúng ta còn có cơ hội nhìn lại và đùa về kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử này chứ.

Và hãy nhớ rằng: nếu như bạn dám ra ngoài khi không được cho phép, ngài cảnh sát Corona sẽ chặn đầu bạn liền đấy. Virus có bao giờ nghỉ ngơi đâu, và pháp luật cũng vậy thôi.