Site stats Những loài động vật lâu đời nhất trên trái đất – Brain Berries

Những loài động vật lâu đời nhất trên trái đất

Advertisements

Có những loài động vật đã từng xuất hiện trên trái đất khoảng 400-700 triệu năm trước và đến nay chúng vẫn còn tồn tại với những thay đổi dù ít, dù nhiều. Trong số đó, có những loài động vật rất đặc biệt bởi chúng gợi ý những hình thức tiến hóa khác nhau của thế giới tự nhiên đa dạng và phong phú.

1. Sứa lược

Sứa lược (Ctenophores) từng xuất hiện trên trái đất vào khoảng 700 triệu năm trước đây. Loài động vật này đã được công nhận là loài động vật đầu tiên trên nấc thang tiến hóa, thay thế cho vị trí của bọt biển. Để đi đến khẳng định này, các nhà khoa học đã giải mã bộ gen của loài sứa lược đầu tiên này và sứa óc chó rồi so sánh chúng với những loài sứa lược khác và khẳng định chúng được tách ra từ vương quốc động vật là tổ tiên của bọt biển. Hiện nay, sứa lược phân bố ở hầu khắp các vùng biển trên thế giới. Chúng bơi tự do ở biển và có khả năng tự vệ và tấn công bằng các tua đầy tế bào dính.

2. Bọt biển

Bọt biển đã từng được xem là loài động vật đầu tiên của nấc thang tiến hóa. Tuy vậy, gần đây, sứa lược đã thay thế vị trí của nó. Bọt biển xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm do hóa thạch có niên đại 600 triệu năm đã được tìm thấy vào 2015. Chúng phân bố ở hầu khắp các vùng biển trên thế giới song một số loài bọt biển chỉ ưa vùng nước sạch. Bọt biển có cấu tạo đặc biệt. Chúng không có màng tế bào, không có các mô và cơ quan. Chúng có cơ thể bất đối xứng. Theo phân loại, có khoảng 5000 – 10000 loại bọt biển.

3. Sứa

Cho đến nay, niên đại của sứa chưa được khẳng định chính xác. Có những tài liệu cho rằng, sứa xuất hiện trên trái đất khoảng 500 triệu năm nhưng cũng có tài liệu cho rằng sứa có niên đại lên tới 600 – 700 triệu năm. Giống như bọt biển, sứa sống ở hầu khắp các vùng biển trên thế giới. Tuy vậy, cũng có những loài sứa chỉ ưa vùng nước sạch. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng sứa thiếu hệ thống thần kinh trung ương. Tuy vậy, theo những nghiên cứu năm 2011, các nhà khoa học phản bác giả định đó và cho rằng sứa có hệ thống thần kinh trung ương mặc dù cấu tạo của nó hoàn toàn khác biệt với các loài động vật khác. Cấu trúc cơ thể của sứa cũng được xem là phức tạp hơn so với những gì con người đã nghiên cứu với rất nhiều cơ quan khác nhau.

4. Giun nhung

Giun nhung là loài thân mềm mượt như nhung, dài và nhiều chân mềm (khoảng từ 13 đến 43 đôi chân) có móng vuốt. Chúng có niên đại khoảng 500 triệu năm bởi các ghi chép hóa thạch về động vật có xương sống từ kỷ Cambria giống với giun nhung trên cạn hiện đại. Tuy vậy, do giun nhung có cơ thể mềm nên hóa thạch của chúng còn lưu giữ lại không đảm bảo chất lượng tốt cho việc phân tích về quá trình phát triển và di chuyển lên cạn của chúng. Hiện tại, giun nhung sống chủ yếu ở các quần thể nhiệt đới và ôn đới của Nam bán cầu.

5. Ốc Anh vũ (Nautilus)

Ốc Anh vũ sống chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng có niên đại khoảng 500 triệu năm. So với tổ tiên, ốc Anh vũ hiện đại không thay đổi đáng kể. Tuy vậy, trong số 2500 loại ốc Anh vũ đã được phát hiện, hiện nay chỉ còn 6 loài tồn tại. Ốc Anh vũ là loại động vật chân đầu (mực, bạch tuộc, mực nang, v.v) sống lâu nhất với tuổi thọ khoảng 15 – 20 năm. Mặc dù ốc Anh vũ chưa đến mức báo động tuyệt chủng nhưng chúng được bảo vệ theo quy định của Công ước CITES. Loài ốc này được khai thác để lấy lớp vỏ có chứa xà cừ, thịt và có thể sử dụng trong bể cá.

6. Cua móng ngựa

Cua móng ngựa có niên đại khoảng 445 triệu năm. Chúng sinh sống ở vùng biển hoặc đáy cát và bùn mềm trên khắp thế giới. Hóa thạch của cua móng ngựa với niên đại 445 triệu năm được tìm thấy vào năm 2008 và là hóa thạch có niên đại cổ xưa nhất trong các bản hóa thạch về loại động vật đặc biệt này được tìm thấy trước đó. Tuy vậy, cua móng ngựa đang đứng trước nguy cơ đe dọa bởi việc khai thác quá mức của con người cũng như các yếu tố tự nhiên. Máu của cua móng ngựa có thể được sử dụng để kiểm tra tính an toàn của vắc xin và các loại máu dùng để tiêm khác. Vì vậy, hàng năm, có khoảng 500.000 con cua móng ngựa được khai thác và khoảng 30% số máu của chúng được lấy ra. Tuy vậy, khoảng 10%-15% số cua được khai thác này chết. Vì vậy, số lượng cua móng ngựa dần thu hẹp.

7. Cá mập voi

Cá mập voi có niên đại khoảng 400 triệu năm. Chúng sống ở vùng biển ngoài khơi phía nam Úc và Tasmania, phía nam East Cape và Cảng Kaipara của New Zealand. Mặc dù có tên là cá mập voi, loại động vật cổ xưa này không phải là cá mập. Chúng thuộc lớp cá sụn, có tên gọi cá chuột đã tách ra từ lớp cá mập khoảng 400 triệu năm về trước. So với tổ tiên của mình, cá mập voi rất ít thay đổi, thể hiện việc tiến hóa chậm của loài động vật này. Hơn nữa, bộ gen của cá mập voi hoàn toàn khác biệt về trình tự so với những bộ gen của động vật có xương sống khác.

8. Cá vây tay (Coelacanth)

Cá vây tay đã từng được cho là tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước. Tuy vậy, vào năm 1938, một mẫu vật sống về loại động vật này đã được phát hiện. Cho đến nay, động vật này có niên đại khoảng 400 triệu năm. Chúng sống dọc theo đường bờ biển của Ấn Độ Dương và Indonesia. Cá vây tay có rất nhiều đặc điểm đặc biệt, gợi ý rằng chúng có thể là điểm đầu tiên của quá trình tiến hóa của cá thành động vật bốn chân trên cạn. Chúng có bốn vây kéo dài ra khỏi cơ thể như chân của động vật bốn chân trên cạn. Những chiếc vây này cũng có khả năng di chuyển theo kiểu xen kẽ giống như bước đi của động vật bốn chân trên cạn (như ngựa chạy nước kiệu). Chúng có một khớp trong hộp sọ giúp chúng có thể há rộng miệng để ăn con mồi lớn hơn. Chúng có vảy dày hơn bất kì loài cá nào.