Site stats Loài rắn lớn nhất thế giới “đồ sộ” và khủng khiếp đến cỡ nào? – Brain Berries

Loài rắn lớn nhất thế giới “đồ sộ” và khủng khiếp đến cỡ nào?

Advertisements

Trăn lưới Medusa với chiều dài lên tới 8m và cân nặng lên tới 160kg được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận là loài rắn khủng nhất thế giới. Tuy vậy, người ta còn phát hiện thêm nhiều con rắn khổng lồ khác có thể khiến bạn “chết khiếp” ngay khi nhìn thấy. 

Trăn gấm Medusa

Sở hữu vẻ ngoài “ma mị”, huyền bí nên con trăn lưới tại ngôi nhà ma quái Edge of Hell đã được đặt theo tên của Nữ thần đầu rắn Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Con trăn này được nuôi nhốt ở thành phố Kansas thuộc bang Missouri, Mỹ và được lưu danh vào sách kỷ lục Guinness vào năm 2013. Lúc đó, Medusa có cân nặng 136kg, chiều dài khoảng 7,6m và có thể dễ dàng nuốt trôi con mồi nặng tới 45kg. Thời điểm được nhận nuôi, Medusa chỉ dài hơn 60cm và đường kính thân chỉ nhỏ bằng một ngón tay.

Những món ăn yêu thích hàng tuần của Medusa là gấu mèo, hươu và lợn. Mỗi bữa ăn, Medusa sẽ tiêu thụ một con mồi nặng khoảng 18kg. Con trăn khổng lồ đã thu hút nhiều du khách tới thăm ngôi nhà ma quái Edge of Hell. Hiện nay, Medusa chỉ mới khoảng 18 tuổi. Chuyên viên huấn luyện của Medusa cho biết, một con trăn gấm có thể sống từ 30 đến 50 năm. 

Trăn Anaconda

Medusa có thể là con rắn lớn nhất đang được nuôi nhốt và được sách kỷ lục Guinness công nhận, nhưng nó không phải là con rắn lớn nhất thế giới. Năm 2016, một nhóm các công nhân ở khu vực đập Belo Monte (Brazil) đã phát hiện một con trăn khủng nặng gần nửa tấn, đường kính thân 1m và chiều dài 9,7m. 

Theo giới chuyên gia, con vật này thuộc chi rắn khổng lồ Anaconda, được xem là loài trăn lớn nhất và hung bạo nhất thế giới. Giai đoạn sơ sinh, Anaconda chỉ dài khoảng 75cm và nặng 0,25kg. Đến khi trưởng thành, trọng lượng của Anaconda có thể lên tới 750kg và chiều dài có thể lên tới 10m. Theo nhiều ghi chép, Anaconda có biệt danh là “rắn thần sấm”, có kỹ năng ẩn náu đỉnh cao và là một sát thủ thầm lặng đáng gờm tại các khu vực đầm lầy, sông, hang động ở rừng rậm Nam Mỹ.

Rắn Titanoboa Cerrejonensis

Vượt qua Anaconda, có một sinh vật bò sát khổng lồ khác có trọng lượng lên đến 1.134 kg và độ dài có thể tới 14,9m. Titanoboa Cerrejonensis là loài rắn lớn nhất từng tồn tại trong lịch sử trái đất vào thời tiền sử Colombia. Thậm chí, giới khảo cổ tin rằng Titanoboa Cerrejonensis có thể “xơi tái” những con khủng long dễ dàng. 

Loài “quái vật” này từng sinh sống vào khoảng từ 50 tới 60 triệu năm trước. Tính đến nay, giới khảo cổ đã phát hiện được 28 mẫu hóa thạch khác nhau của chúng. Ngoài kích thước “khủng”, rắn Titanoboa Cerrejonensis sở hữu kỹ năng săn mồi điêu luyện và bản năng tàn độc bật nhất. Sau khi khủng long tuyệt chủng, rắn Titanoboa Cerrejonensis được xem là động vật có xương sống trên cạn lớn nhất.

Rắn hổ mang chúa

So với các loại trăn, rắn hổ mang là loài bò sát quen thuộc hơn với người dân Việt Nam. Trong số các loài hổ mang, hổ mang chúa có thân hình đồ sộ nhất, với chiều dài trung bình từ 3-4m. Vào năm 2017, một người dân ở Vĩnh Phúc đã từng “chết đứng” khi phát hiện một con rắn hổ mang chúa khủng dài khoảng hơn 4m và cân nặng lên đến 20kg. 

Tuy nhiên, đây không phải là con rắn hổ mang lớn nhất. Ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, nhiều con rắn hổ mang khổng lồ thường xuyên được người dân và các nhà nghiên cứu phát hiện. Năm 2009, một người đàn ông ở thị trấn Kannur, bang Kerala (Ấn Độ) từng bắt được một con rắn hổ mang chúa dài hơn 5,1m và nặng 35kg. Đến hiện tại, đây vẫn được xem là con rắn hổ mang chúa có kích thước khủng nhất hành tinh từng được ghi nhận.