Site stats Bảng xếp hạng 7 bộ phim chuyển thể từ truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem – Brain Berries

Bảng xếp hạng 7 bộ phim chuyển thể từ truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem

Advertisements

Chào bạn nhỏ! Bạn có kế hoạch gì cho tối nay chưa? Nếu bạn trả lời rằng “Mình sẽ xem lại các bộ phim Lọ Lem” thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy. Nhưng có rất nhiều phim như vậy, thật khó để quyết định nên xem bộ phim Lọ Lem nào. À, dĩ nhiên là sẽ xem những phim bạn thích rồi phải không? Nhưng cũng phải xem luôn các phim bạn ghét nếu bạn có thời gian rảnh rỗi nhé. Và Brainberries sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Sau đây, chúng tôi sẽ xếp hạng những bộ phim Lọ Lem từ hay nhất đến tệ nhất để giúp cho bạn hiểu được mức độ “dở kinh dị” của các phim trong danh sách này một cách chân thật nhất có thể. Hãy tận hưởng điều đó nhé!

1. Cô bé Lọ Lem (Cinderella, 1950)

Bộ phim hoạt hình kinh điển này của Disney – là phim có doanh thu cao nhất năm 1950 và từng giành được hai giải Oscar danh giá – hiện vẫn là nguồn cảm hứng cho các bộ phim đương đại bao gồm cả Nữ hoàng băng giá. Và Nữ hoàng băng giá: Cảm lạnh.Nữ hoàng băng giá: Chuyến phiêu lưu của Olaf.Nữ hoàng băng giá II. Và bao gồm cả những phần tiếp theo, phần ngoại truyện và tiền truyện của Nữ hoàng băng giá mà sẽ được phát hành trong những năm sắp tới luôn. Điều khiến bộ phim này trở nên nổi bật chính là nhờ những bạn chuột bé nhỏ của Lọ Lem. Chúng hát những bài hát cổ vũ tinh thần đem lại sự hăng hái cho mọi người, ví dụ như có một bài chúng hát rằng “việc may vá chỉ dành cho những cô gái, còn các anh thì hãy đi cắt một vài mảnh vải.” Điều duy nhất khiến bộ phim này không đạt được điểm xếp hạng cao nhất là do không có những cảnh hút thuốc và rượu chè phóng đãng thường thấy trong các phim hoạt hình Disney vào thời điểm đó.

2. Chuyện nàng Lọ Lem (Ever After, 1998)

Chúng tôi gần như muốn khẳng định rằng phiên bản Lọ Lem này là một đống phân người, nhưng nói vậy thì tục tĩu quá nên thôi vậy. Phim này lấy bối cảnh vào thời kỳ phục hưng và có cả tài tử Leonardo Di Vinci thủ vai nam chính nữa. Phim đã được các nhà phê bình nghệ thuật ca tụng hết lời nhờ vào phần diễn xuất, nổi bật nhất là Drew Barrymore trong vai cô nàng mạnh mẽ Danielle de Barbarac (nhưng nếu gọi nhân vật này là cô bé Lọ Lem thì thật là không phù hợp một chút nào cả) và Anjelica Huston trong vai bà mẹ kế độc ác. Điểm nhấn duy nhất của phim này chính là không có những chú chuột hát lải nhải rằng may vá là công việc của phụ nữ nữa.

3. Lọ Lem hiện đại (A Cinderella Story, 2004)

Là một bộ phim có sự góp mặt của Hillary Duff vào đúng giai đoạn mà cô đang cực kỳ nổi tiếng trong giới trẻ lúc bấy giờ. Chính là thời điểm mà Eminem đã mỉm mai về cái mông còn “nhỏ tuổi” của Hillary trong bài hát “Ass Like That”. Dù sao đi nữa, có rất nhiều lý do để khẳng định 100% rằng đây là một bộ phim rác rưởi. Cô ấy tiết kiệm tiền để đi học tại Princeton bằng cách làm việc tại một quán ăn ư? Với học phí là hơn 40.000 đô-la/năm tại thời điểm bộ phim ra mắt, cô sẽ phải làm công việc đó trong vòng 10 năm trời mới tích lũy đủ ngần ấy tiền đấy. Một người bạn online của cô bỗng nhiên xuất đầu lộ diện ra là một ngôi sao bóng bầu dục của trường, và được đại học USC trao cho một suất học bổng cực kỳ danh giá? Thật phi lý làm sao! Cha cô thì chết trong một trận động đất. Chắc có lẽ đây là điều hợp lý duy nhất trong phim này vì bộ phim lấy bối cảnh ở San Bernardino.

4. Một câu chuyện Lọ Lem khác (Another Cinderella Story, 2008)

Khi đọc tên phim, hẳn bạn đã phải ngạc nhiên đến tột cùng đúng không? Một câu chuyện Lọ Lem khác? Bạn thử trả lời câu hỏi sau đây nhé. Có nhất thiết phải làm ra một bộ phim nhảm nhí đến như vậy không? Không nhất thiết. Nhưng điều đó cũng không ngăn được bạn xem phim này đâu. Bộ phim lấy bối cảnh ở thời hiện đại và Selena Gomez đóng vai nữ chính Mary Santiago, nhân vật này có một người giám hộ độc ác thay vì là một bà mẹ kế. Vũ hội được thay thế bằng một buổi nhảy ở trường. Thay vì làm rơi một chiếc giày thủy tinh, Mary đánh rơi máy nghe nhạc Zune, một thiết bị di động của Microsoft đã ngừng sản xuất từ hồi năm 2012. Chẳng có bà tiên đỡ đầu nào trong phim này cả. Nhưng hãy nghĩ xem, nếu sửa kịch bản cho Mary thành một người bị tâm thần phân liệt và thường xuyên thấy được những thứ hoang đường kỳ ảo (ví dụ như là bà tiên hay là cỗ xe bí ngô) thì có phải hấp dẫn hơn rồi không? Bộ phim cũng không có những chú chuột thích ca hát và nhảy múa. Mà thật ra có thêm vào cũng chẳng làm nó hấp dẫn hơn đâu. Nhưng thứ lạ lùng nhất trong phim này chính là khoảng cách tuổi tác giữa cô nàng Selena Gomez mới chỉ 15 tuổi và anh chàng Joey Parker đã 26 tuổi (do Drew Seeley thủ vai) – vị hoàng tử phiên bản hiện đại của phim. Chris Hansen ở đâu rồi mà không xử lý vụ này vậy?

5. Cô bé Lọ Lem của Rodgers & Hammerstein (Rodgers & Hammerstein’s Cinderella, 1967)

Phiên bản này thật sự không đáng một xu. Lesley Ann Warren diễn xuất thật ngọt ngào trong vai một cô gái đầm thắm nhưng bối cảnh của phim thì thật quá tồi tàn và trang phục thì quá xấu xí nên đã làm hỏng cả bộ phim. Bộ phim trông giống hệt một vở kịch nghiệp dư ở trường vậy. Và cũng chẳng có một vụ nổ nào, chẳng có các trận đấu đường phố và chẳng có cả những con robot hủy diệt thế giới luôn. Rogers và Hammerstein ơi, thật đáng xấu hổ làm sao! Các ngài tốn bao nhiêu người trong đội ngũ sản xuất phim để có thể lắp được một cái bóng đèn trên sân khấu vậy? Làm sao mà các ngài có thể tạo ra một phiên bản nửa mùa tệ hại đến như thế chứ?

6. Chàng Lọ Lem (Cinderfella, 1960)

Nhà sản xuất đã tuyên bố rằng bộ phim vớ vẩn này là một phim hài cơ đấy. Ừ thì nó trông cũng giống như một phim hài, ngoại trừ một điều là nó không hề hài hước một chút nào thôi. Anh chàng không biết diễn xuất Jerry Lewis xuất hiện trong phim với vai Fella, phiên bản nam của Lọ Lem (bạn thấy thú vị chưa nào?). Và điều này chắc cũng đã nói lên mọi thứ về bộ phim rồi. Ý tưởng phim bắt nguồn từ việc phiên bản gốc của Cô bé Lọ Lem khiến các bà vợ đòi hỏi chồng mình phải là một người chồng hoàn hảo, phải giống như hoàng tử vậy. Và các bà cứ lải nhải suốt về điều này cả ngày khiến cho các ông chồng cực kỳ khó chịu. Bộ phim được đóng vào năm 1960. Nhưng như vậy cũng không thể khiến bình đẳng giới trở thành một lý do phù hợp để thực hiện bộ phim này đâu nhé. Thật vô bổ!

7. Cô bé Lọ Lem (Cinderella, 1914)

Trong tất cả các phiên bản của Cô bé Lọ Lem, bộ phim này là phiên bản đáng thất vọng nhất. Hãy tưởng tượng bạn phải ngồi xem một bộ phim dài 1 tiếng 40 phút và nó chẳng đối thoại một lời nào cả? Bạn sẽ như thế nào? Và nó cũng không có màu luôn nhé! Chúng tôi đã bị lừa rồi! Chúng tôi đã cố gắng để tìm ra nút chỉnh màu và âm thanh cho nó nhưng chẳng có nút nào làm được chuyện đó cả. Và chúng tôi dần hiểu ra mọi chuyện khi những dòng chữ thuyết minh cho nội dung phim bắt đầu hiện lên giữa các đoạn chuyển cảnh. Đương nhiên là cũng chẳng có nhạc hip-hop luôn rồi. Ôi trời, chúng tôi đã định gọi điện cho hãng phim Paramount để phàn nàn về điều này luôn đấy!