Site stats Những con tàu chất đầy kho báu mất tích bí ẩn trong lịch sử thế giới – Brain Berries

Những con tàu chất đầy kho báu mất tích bí ẩn trong lịch sử thế giới

Advertisements

Nhiều tàu hàng khổng lồ chở đầy châu báu được cho là biến mất không dấu vết, khiến giới chức địa phương và những kẻ săn tìm kho báu đều phải “đỏ mắt” tìm kiếm. Có tàu hàng đã được phát hiện song việc trục vớt kho báu vẫn gặp phải những vấn đề cực kỳ nan giải. 

Kho báu thành Lima

Vào năm 1820, thành Lima (Peru) bị uy hiếp bởi quân đội Argentina. Ở thời điểm đó, tổng trấn thành Lima quyết định sơ tán toàn bộ tài sản của Lima tới Mexico bằng 11 con thuyền lớn, được chỉ huy bởi thuyền trưởng William Thompson. Trớ trêu thay, gã thuyền trưởng người Anh này thực chất lại là một tên cướp biển. 

Khi đoàn thuyền chở đầy châu báu rời thành Lima không xa, William Thompson đã ra lệnh thủ tiêu toàn bộ binh lính người Peru, đồng thời chuyển hướng về đảo Cocos (Ấn Độ Dương) để chôn cất kho báu. Tuy nhiên sau đó, Thompson và đồng bọn lại bị một tàu chiến Tây Ban Nha truy bắt. Với lời hứa sẽ chỉ đường để tìm lại kho báu, Thompson được giữ lại mạng sống nhưng hắn đã nhanh chóng trốn thoát khi tàu chiến cập đảo Cocos. 

Kể từ đó, kho báu khổng lồ bặt vô âm tín cùng tên cướp biển. Nhiều người suy đoán kho báu này trị giá khoảng 1 tỷ USD với 113 pho tượng vàng, một tượng Đức mẹ Maria bằng vàng nguyên khối có kích thước tương đương người thật, 200 tủ đồ trang sức, 1.000 viên kim cương, 273 thanh kiếm quý, 7 cây thánh giá kim cương cùng hàng trăm thỏi vàng bạc.

Chuyến tàu vàng của Đức quốc xã

Khoảng năm 1944 – 1945, trong những ngày cuối của Thế chiến 2, khi bị Hồng quân Liên Xô truy đuổi, Đức quốc xã đã thu gom hơn 300 tấn vàng và tác phẩm nghệ thuật, chất đầy lên một đoàn tàu hỏa và định đưa nó ra khỏi nước Đức. Tuy nhiên, sau đó, đoàn tàu đã biến mất không dấu vết. 

Một số giả thiết cho rằng đoàn tàu trị giá hàng chục tỷ đô la này đã bị giấu sâu dưới lòng đất hoặc dưới những ngọn đồi tại Walbrzych, một thành phố của Ba Lan ngày nay. Suốt 80 năm qua, cả quân đội Ba Lan lẫn những kẻ săn tìm kho báu đều nỗ lực đào bới nhưng kết quả nhận được đều là sự vô vọng. 

Cũng vì không thể tìm thấy bất cứ tài sản quý giá nào nên nhiều người nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện về chuyến tàu vàng của Đức quốc xã. Vốn dĩ sự kết thúc của Thế chiến 2 đã tạo ra vô số câu chuyện hư cấu và chuyến tàu vàng bị “bốc hơi” của Đức Quốc xã có lẽ cũng là một trong số đó. 

Tàu hàng Flor de la Mar 

Flor de la Mar được đóng vào năm 1502, có sức chứa lên tới 400 tấn và được xem là con tàu chủ lực được Bồ Đào Nha sử dụng cho các mục đích thuộc địa hóa ở Đông Á. Sau 9 năm rong ruổi trên biển, năm 1511, khi đang chở đầy kho báu và chiến lợi phẩm từ cuộc chiến với vương quốc Hồi giáo Malacca, Flor De La Mar đã bị sóng bão đánh vỡ đôi và bị đắm ở eo biển Malacca. 

Theo lời đồn, con tàu chứa đến 80 tấn vàng, 200 rương kim cương và châu báu, 4 con sư tử cỡ lớn đúc bằng vàng khuyên khối, 1 viên ngọc quý và có cả chiếc bàn khảm nạm của Nữ hoàng Malacca. Theo ước tính, khối tài sản này có giá trị khoảng 3 tỷ đô la.

Một số nguồn tin cho rằng một phần kho báu của tàu Flor de la Mar đã được trục vớt bởi người dân địa phương, chỉ có phần lớn số tiền thiếc đã chìm sâu dưới đáy biển. Tuy nhiên, chưa có ghi chép chính thức nào chứng minh cho những lời đồn đại này. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn nuôi hi vọng tìm kiếm phần của cải còn sót lại của Flor de la Mar. Tuy nhiên, giống với đa số các vụ đắm tàu nổi tiếng khác, không ai có thể thực sự tìm thấy dấu vết của con tàu.

Tàu hàng ​​San Jose

Với kho báu khổng lồ lên đến 19 tỷ đô la, San Jose được xem là “chén thánh của những con tàu đắm” trong lịch sử thế giới. Điều khác biệt so với những vụ đắm tàu nổi tiếng khác là kho báu trên tàu San Jose đã thực sự được tìm thấy. 

Đây là con tàu có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Vào năm 1708, sau khi thu thập của cải từ các thuộc địa ở Caribe và khởi hành từ Panama về quê hương, San Jose “chạm trán” với 4 tàu chiến của Anh. Cuộc chiến đẫm máu đã khiến Jose bốc cháy và chìm sâu xuống đại dương cùng hơn 8 tấn vàng, bạc, gần 200 tấn vật phẩm giá trị và 600 thủy thủ trên tàu. 

Năm 1989, San Jose được phát hiện gần vùng Cartagena, Colombia. Tuy nhiên, việc trục vớt kho báu trên tàu vẫn chưa thể tiến hành do cuộc chiến pháp lý giữa chính phủ Tây Ban Nha và Colombia. Colombia cho rằng kho báu được phát hiện trên vùng lãnh thổ của họ nên dĩ nhiên, họ là chủ sở hữu của kho báu khổng lồ. Ngược lại, Tây Ban Nha lại nhận định đây là tàu hàng có nguồn gốc và thuộc sở hữu của Tây Ban Nha. Khi tranh chấp vẫn chưa thể đi đến hồi kết, kho báu trên tàu vẫn đang bị mai một dần trong môi trường nước mặn khắc nghiệt sâu dưới đáy biển.