Site stats 6 việc tưởng chừng như bình thường nhưng từng bị người ta ghét cay ghét đắng – Brain Berries

6 việc tưởng chừng như bình thường nhưng từng bị người ta ghét cay ghét đắng

Advertisements

Ngày nay, rõ ràng nhiều người vẫn chưa hiểu được khái niệm của các loại thực phẩm chứa sinh vật biến đổi gien (GMO), một số khác lại hoài nghi độ đáng tin cậy của những chiếc xe tự lái bởi ai mà biết được khi nào chiếc xe sẽ tự đâm sầm vào một góc để hi sinh tính mạng người lái thay vì làm hại một nhóm tội phạm đang qua đường cơ chứ? Dù sao thì bất kì một phát minh nào ở thuở sơ khai cũng sẽ vấp phải sự hoài nghi của dư luận và bị gắn mác là kì quặc, nguy hiểm, hoặc thậm chí là viễn vông. Người ta luôn cần một thời gian nhất định để làm quen với các khái niệm mới và áp dụng chúng vào cuộc sống thường ngày của mình. Vì vậy nên mỗi khi nhìn lại quá khứ, đôi lúc chúng ta chẳng hiểu được tổ tiên của mình từng nghĩ gì mà lại hành xử cực đoan như vậy. Hãy cùng tôi xem qua một số ví dụ điển hình nhé!

1. Xe hơi
Ngày nay chúng ta khó mà tưởng tượng được cuộc sống không có xe hơi sẽ như thế nào, nhưng khoảng 100 năm trước thì người ta lại cực kì dị ứng với thứ máy móc ồn ào và bốc mùi này. Dù gì thì đi lại bằng ngựa tuy có phần chậm nhưng ta vẫn dễ kiểm soát chúng hơn mà. Còn xe hơi đời đầu trong mắt tổ tiên chúng ta chẳng khác gì một cái hộp sắt bẫy người chạy bằng xăng dầu khổng lồ cả. Hơn nữa, vào thời xưa thì đường sá chẳng có gì ngoài con người nên khi máy móc bắt đầu xâm chiếm lòng đường, rất nhiều người không nhận thức được rằng việc bị đâm bởi chiếc hộp sắt di động sẽ khiến họ có thể mất mạng. Hậu quả của việc này là rất nhiều người đã bị xe đụng, từ đó, cái luật lệ hài hước bắt buộc tất cả tài xế phải liên tục nhấn còi để người ta biết có xe hơi đang chạy mới được ban hành. Cho đến năm 1925 thì tai nạn xe hơi đã chiếm đến tận 65% tỉ lệ tai nạn giao thông ở Hoa Kỳ.

2. Ảnh hộ chiếu
Người ta từng chứng minh danh tính của mình như thế nào trước khi máy chụp hình được phát minh nhỉ? Đây là một câu hỏi không ai thắc mắc cả, nhưng tôi vẫn sẽ đưa câu trả lời thôi. Họ chứng minh danh tính đơn giản chỉ bằng một bản lý lịch “mô tả ngoại hình”. Cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ I thì chính phủ Anh vẫn nghiêm cấm việc thêm ảnh chụp vào hộ chiếu của người dân. Nhưng rồi vào một ngày đẹp trời, họ bỗng nhận ra sao điệp viên các nước khác lại có thể đến thăm nước mình rồi đi một cách dễ dàng quá. Nhờ vậy mà các thay đổi mới được thiết lập. Thay vì chỉ dựa vào một bản mô tả ngoại hình chẳng có giá trị gì hết, giờ đây chính phủ Anh đã bắt đầu yêu cầu người nhập cảnh phải nộp kèm một tấm hình của bản thân.

3. Sự hoài niệm
Bạn sẽ không ngờ được cảm xúc “hoài niệm” đầy chất thơ lại từng bị xem là một dạng bệnh tâm lý trong quá khứ đâu. Vào thời chiến, việc nhớ về quê nhà và vợ con từng được xem là một điều cấm kị đối với các binh lính bởi sự nhớ nhung ủy mị này có thể khiến họ trở nên yếu đuối và sao nhãng việc chiến đấu. Vài người còn đặt tên cho cảm xúc này là “Căn bệnh Thụy Sĩ” (Swiss illness” hoặc “tâm lý của dân nhập cư”. Dù tên gọi có khác nhau thì các vị bác sĩ cũng kết luận rằng đây là một cảm giác chẳng dễ chịu gì mấy. Phần hài hước nhất của câu chuyện này là một vị bác sĩ người Pháp đã từng phát biểu rằng bệnh hoài niệm cần phải được chữa trị bằng sự “đau đớn và thống khổ tột cùng”.

4. Phim được lồng tiếng
Ngày nay, một bộ phim mà không có tiếng nhạc nền hay hội thoại sẽ khiến chẳng ai muốn ra rạp xem cả. Vậy mà vào thập niên 1920, cái thời mà phim câm vẫn còn thống trị phòng vé thì những bộ phim “ồn ào” chẳng khác gì kẻ thù của người xem vậy. Tại sao người ta lại muốn nghe các diễn viên đang nói gì cơ chứ? Bởi diễn viên đáng nhẽ phải là những bậc thầy trong việc diễn đạt cảm xúc bằng các biểu cảm gương mặt thái quá cơ mà, việc gì chúng ta phải nghe giọng nói nhàm chám của họ? Thâm chí, diễn viên Clara Bow còn từng phát biểu rằng bà ghét những phim có tiếng bởi chúng vô cùng gượng gạo và hạn chế khả năng diễn xuất. Nhưng dù sao thì tôi cũng phải thừa nhận, chất lượng âm thanh micro của các diễn viên thời xưa từng ồn đến mức người xem còn phải khó chịu cơ mà.

5. Chó dẫn đường
Một hệ quả của chiến tranh thế giới thứ I là nhiều cựu binh sống sót phải mắc nhiều khiếm khuyết về mặt thể xác và sống một cách chật vật. Để giúp họ có một cuộc sống dễ dàng hơn, các vị bác sĩ đã nảy ra ý tưởng xây dựng một doanh trại chuyên đào tạo chó dẫn đường. Nhưng than ôi, các tổ chức bảo vệ động vật nào có để yên cho bác sĩ “đánh đập các chú chó thậm tệ cho đến khi chúng chịu nghe lời” đâu. Nếu không nhờ những lợi ích nổi trội của chương trình và tình bạn gắn kết chặt chẽ giữa những chú chó và chủ của chúng thì công chúng chắc chắn sẽ không thể yên cho dự án này được thực hiện rồi.

6. Khoai tây
Đến với câu chuyện cuối nhưng cũng không kém phần thú vị, chúng ta hãy cùng điểm qua một loại thực phẩm đầy bụi bặm mà người ta gọi là khoai tây. Khoai tây có nguồn gốc ban đầu ở Hoa Kỳ, sau đó mới được nhập vào Châu Âu nên hầu hết mọi người đều không quen với loại lương thực mới lạ này. Ban đầu thì người ta còn cho rằng khoai tây là thực phẩm không ăn được và chỉ phù hợp để cho gia súc ăn. Mãi cho đến một ngày, nhà dược học Antoine-Augustin Parmentier mới bắt đầu quảng bá sự ngon miệng của khoai tây đến đông đảo người dân. Để làm được điều này, ông đã trồng hàng đống khoai tây ở vùng ngoại ô Paris và ra lệnh cho lính canh gác khu vực trồng trọt này trong một vài ngày. Nhờ đó, những người dân thèm thuồng bắt đầu quan tâm đến loại thực phẩm mới lạ này và tìm cách lẻn vào trộm khoai tây khi lính gác không để ý. Họ nghĩ rằng khoai tây hẳn phải là một loại lương thực quý giá nên mới được lính canh bảo vệ! Và dù gì thì nấu một nồi súp khoai tây cũng sẽ giúp họ no lâu hơn một nồi nước sôi mà, đúng không?