Site stats Sao Hỏa của Trái đất: Vùng sa mạc lớn nhất thế giới ở Nam cực ấn chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá – Brain Berries

Sao Hỏa của Trái đất: Vùng sa mạc lớn nhất thế giới ở Nam cực ấn chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá

Advertisements

Được ví là sa mạc lớn nhất thế giới nhưng nhiệt độ ở vùng đất này không hề nóng bức mà vô cùng lạnh giá với những đợt gió khắc nghiệt.

Băng bao phủ xung quanh nhưng lại là nơi khô hạn nhất thế giới

99% diện tích Nam Cực được bao phủ hoàn toàn bởi các lớp băng dày đặc. Tuy vậy, có dưới 1% lục địa thuộc Nam Cực gần như không có tuyết. Phần diện tích này thuộc thung lũng khô Mc Murdo, nơi được xem là sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới.  

Thông thường, nói đến sa mạc, mọi người thường hình dung đến hình ảnh vùng cát mênh mông, nóng bức với độ ẩm thấp. Tuy nhiên, do nằm ở Nam Cực nên Mc Murdo lại là vùng đất cát có khí hậu lạnh giá, nhiệt độ quanh năm dao động trong khoảng từ -15 °C đến -30 °C. Với diện tích không dưới 4.800 km2, thung lũng khô Mc Murdo là một dãy thung lũng với 3 thung lũng lớn chính, bao gồm Thung lũng Taylor, Thung lũng Wright và Thung lũng Victoria. 

Suốt 8 triệu năm qua, thung lũng khô Mc Murdo không hề nhận được hạt mưa nào.

Theo các nhà khoa học, mức gió tại thung lũng Mc Murdo lên tới 320 km/h, được xem là tốc độ gió mạnh nhất trên Trái Đất. Mỗi năm, thung lũng này vẫn ghi nhận lượng mưa trung bình khoảng 50-100mm. Tuy nhiên, dưới thời tiết lạnh giá, những cơn mưa dưới dạng tuyết khi rớt xuống thung lũng khô Mc Murdo sẽ bị thổi bay và bốc hơi nhanh chóng. Quá trình này đã khiến thung lũng khô Mc Murdo trở thành một trong những nơi khô hạn nhất trên Trái đất. 

Ngoài ra, những cơn gió mạnh với tốc độ cao suốt hàng triệu năm cũng góp phần “chạm khắc” nên những ngọn núi đá khô với hình thù lạ mắt, trở thành chủ đề bàn luận của rất nhiều nhà khoa học cũng như các du khách đam mê khám phá. 

Khí hậu tương tự sao Hỏa, ẩn chứa nhiều bí mật về sự sống?

Nhiệt độ thấp, lượng mưa gần như không có và việc tích tụ muối lớn khiến Thung lũng khô Mc Murdo được ví von như Sao Hỏa của Trái Đất. 

Năm 1903, nhà thám hiểm Robert Scott lần đầu tiên phát hiện ra những thung lũng này và gọi nó là “thung lũng chết chóc” vì ông tin rằng nơi đây không có sự sống. Sau đó, khi các nhà khoa học tìm đến và bắt đầu nghiên cứu, họ đã chứng minh rằng nhận định của Robert Scott là sai lầm. 

Trên thực tế, “thung lũng chết chóc” này lại là nơi sinh sống của các loài chịu được áp lực cao được gọi là “vi khuẩn lam” (vi khuẩn angelito). 

Cụ thể, người ta đã tìm thấy một lượng lớn các hệ sinh thái dưới nước đã phát triển mạnh trong các dòng chảy bị cô lập bên dưới các hồ phủ đầy các lớp băng dày 3-5m trong thung lũng Mc Murdo. Các sinh vật được tìm thấy trong hệ sinh thái này thậm chí có thể tồn tại trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt mà không cần đến oxy và ánh sáng mặt trời. Theo các nhà khoa học, các loại sinh vật kỵ khí tương tự như vi khuẩn lam hiện cũng đang tồn tại trong không gian vũ trụ. 

Với khí hậu khắc nghiệt tương tự như sao Hỏa, các nhà khoa học tin rằng thung lũng khô Mc Murdo có thể nắm giữ những bí mật về sự sống trên các hành tinh khác.

Tuy nhiên, hiện nay, những đụn cát khô khổng lồ đặc trưng với chiều cao tới 70m và rộng 200m tại Mc Murdo đang có nguy cơ biến mất với tốc độ đáng báo động. Theo các nhà khoa học, do biến đổi khí hậu, các cồn cát khô này đang di chuyển trung bình 1,5 mét mỗi năm. Giới khoa học hiện vẫn đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu để có thể “bật mí” những bí ẩn về các cồn cát ở sa mạc Mc Murdo trước khi chúng “bốc hơi” mãi mãi.